Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa

(Giới Thiệu Sách Mới của Phạm Phong Dinh)

Những năm gần đây cái tên Phạm Phong Dinh, một nhà văn gốc quân đội, đă trở nên rất quen thuộc trong ḷng độc giả gốc lính qua những tác phẩm biên khảo: Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa Trong Cơn Băo Lửa, Chiến Sử QLVNCH, Thiên Hùng Ca QLVNCH. Những cuốn này đă được anh tái bản nhiều lần. Anh c̣n là một cây bút sáng tác rất nhiều truyện ngắn viết về lính, t́nh yêu của lính trong thời chiến tranh, nên nhiều chiến hữu độc giả yêu mến gọi anh là nhà văn của lính và của những người yêu lính.

Thật ra cũng không hẳn như thế, Phạm Phong Dinh c̣n là nhà văn dành rất nhiều cảm tác cho t́nh yêu tuổi trẻ, những chủ đề hướng về đất nước khổ đau bên kia bờ Thái B́nh Dương, những câu chuyện đi sát với thời cuộc hiện tại. Phạm Phong Dinh viết cho tất cả mọi giới độc giả mà anh rất yêu mến. Nhân vật chính của anh là những em bé bán đậu phọng, bán vé số đói lả trên đường phố, những em bé mót rác ngủ cùng với ḍi bọ và ruồi nhặng, những em sinh viên nam nữ nghèo đi bán dạo hay đạp xích lô, những cô giáo lớp học t́nh thương, những cậu công tử đỏ ăn chơi, những cô gái bán ḿnh cho ngoại nhân v́ nghèo, những người mang thai đẻ mướn, những cô vũ nữ dưới ánh đèn ngập ngụa,...Nhân vật chánh của nhà văn c̣n là những người thương binh Việt Nam Cộng Ḥa sống chui rúc trong những băi tha ma, dưới gầm cầu hay trong những ống cống, là những người Việt có con tim nhân ái lặn lội về quê hương t́m thăm và giúp đỡ các anh, đồng thời với những Việt Kiều t́m về ăn chơi trên sự khổ đau hoạn nạn của dân tộc, để rồi bị cấy “sinh tử phù” làm tay sai cho kẻ thù,... Phạm Phong Dinh đứng về phía của những người cùng khổ dưới một chế độ bạo ngược và trong một xă hội đảo điên.

Phạm Phong Dinh viết rất nhiều, tôi biết anh đă viết khoảng một trăm truyện ngắn khác nhau, đều đă được đăng tải trên nhiều báo, một đóng góp thầm lặng ít ai biết. Đó là chưa kể cũng ngần ấy bài biên khảo đủ thể loại lịch sử, chính trị, khoa học, thể thao, văn hóa,... Có lẽ điều làm tôi ngạc nhiên khi tôi nhận được hai tập truyện kinh dị "Ma Thần Trùng" và "Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa", th́ tôi lại khám phá ra một khía cạnh khác của cây viết Phạm Phong Dinh, anh c̣n là nhà văn viết truyện ma, chuyện kinh dị, chuyện rùng rợn khá là thành công. Cuốn Ma Thần Trùng đă được độc giả thích truyện nổi da gà, dựng tóc gáy đón nhận nhanh chóng, Phạm Phong Dinh cho tôi biết do độc giả yêu cầu anh đang chuẩn bị tái bản nó trong thời gian sắp tới. Với ấn bản mới sẽ khá hơn do những đề nghị từ khắp nơi khi đọc tác phẩm này của anh. Những tác giả viết loại truyện kinh dị ở hải ngoại không nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay, bởi v́ con đường đi vào cơi thế giới vô h́nh vẫn c̣n chưa được nhiều tác giả chú ư và khai phá. Thông thường, khi sáng tác truyện ma, các tác giả lựa chọn một trong hai hướng. Thứ nhất, truyện ma thật rùng rợn, với những con ma hung tợn luôn muốn hăm hại người trần gian, hay ít nhất cũng quậy phá cho người ta sợ. Thứ hai, truyện ma “hiền”, với những câu chuyện của những âm hồn chưa được siêu thoát v́ c̣n vướng víu những nỗi oan khiên thuở c̣n sống. Thuở 75 khi tôi mới sang Mỹ, anh bạn Mỹ láng giềng thường kể tôi nghe chuyện ma của Mỹ, từ những loại sách kinh dị như truyện ma của Alfred Hitchcock: Spellbinders in Suspense, Haunted Houseful, Ghostly Gallery, rồi Door Locked,..., hay xem phim ma vào xuất tối loại phim kinh dị của thế giới Hollywood, rùng rợn cảm giác như the Ghost of Franskenstein, the House of Dracula, Mummy's Tomb, the Owens,... Nhưng rồi chuyện ma Việt Nam vẫn gần gủi hơn ma Mỹ chứ, tôi nghĩ do nhu cầu yêu văn hóa gốc mà ra trong ư thích của tôi. Chuyện con ma nhà họ Hứa khi xưa tôi đọc báo ở bên nhà, hôm nay được Phạm Phong Dinh nối tiếp qua dạng thức mới khi kiều nữ gốc Hoa, Hứa Tiểu Lan mất đi v́ chứng bệnh nan y. Cô được chôn cất gần nghĩa trang Biên Ḥa, đó là ngôi cổ mộ, v́ đă được xây lâu lắm rồi khi chú Chệt Bổn Ḥa, tức chú Hỏa c̣n sinh tiền. Người thanh niên Việt, tên T́nh, một thương binh đă lạc vào cơi có oan hồn ẩn hiện đâu đó. Trang 168 của truyện "Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa", tôi đọc tiếp trong đêm khuya nay, khi gió lay cành cây bên ngoài, khi trăng 30 sao như mờ ảo cho tôi cái cảm giác hơi ớn lạnh:

"Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang di ṿng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên cḥm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đă trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...."

Tôi đọc hết bảy truyện ngắn trong tập truyện "Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa" và nhận thấy rằng, Phạm Phong Dinh đă kết hợp cả hai khuynh hướng ma kinh dị và ma hiền ḥa đă đề cập phần trên, để có thể làm thỏa măn mọi thị hiếu ưa thích truyện ma của nhiều giới độc giả theo cách riêng của họ. Nhưng điểm đặc biệt mà tôi nhận ra rằng, ma trong truyện của Phạm Phong Dinh có nhân tính và nhân cách, không hẳn chỉ là những loại ma quỷ đáng sợ và ghê rợn. Thí dụ như truyện "Biệt Thự Trên Đồi" mở đầu tác phẩm, chính những hồn ma đă cứu mạng một gia đ́nh đi chơi trên Đà Lạt bị ngăn đường v́ mưa lũ phải vào tá túc trong một căn nhà hoang đầy ma trên một ngọn đồi vắng. Trong nhiều truyện, tác giả c̣n thêu dệt tạo hư cấu bài trở nên những câu chuyện t́nh huyễn hoặc, lăng mạn nhưng cũng đẫm đầy lệ v́ sự chia cách nghiệt ngă của âm dương, như trong truyện "Bóng Ma Trong Sân Trường". Qua bút pháp bay bướm trữ t́nh, nhà văn đă kể cho độc giả một câu chuyện t́nh giữa một thầy giáo trẻ và một oan hồn trinh nữ, từ cái chết thảm thương của một cô gái trẻ trinh trắng đă đập đầu vào tường chết để khỏi bị ô nhục thân thể v́ một tên lính Nhật thời chiếm đóng những năm 1940. Cuộc chia tay giữa người sống và hồn ma đă diễn ra trong một suối lệ ngập tràn. Không đành ḷng phân ly đôi trái tim yêu, tác giả đă dành cho độc giả một đoạn kết thật bất ngờ, mà trong vài gịng chữ, tôi khó thể diển tả được nỗi cảm xúc kỳ dị ấy.

Cũng với cuộc t́nh hư ảo phảng phất rất nhiều nét liêu trai ấy, tôi thích thú đọc truyện "Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa", mà đă được tác giả lấy làm tựa cho tập truyện. Phạm Phong Dinh cho tôi biết, anh rất tâm đắc với truyện này, v́ đây là một câu chuyện bi thương có thật, anh đă được nhà văn Mường Giang cung cấp chi tiết về câu chuyện cô tiểu thư con gái nhà họ Hứa, c̣n gọi là Chú Hỏa, từ một quá khứ xa xưa, dễ đến sáu bảy mươi năm, để anh cảm tác thêm phần hậu, sau khi người con gái bất hạnh ấy đă sớm từ giă cơi đời v́ căn bịnh phong cùi. Đọc câu chuyện này, tôi đă cảm khái nhớ đến những truyện t́nh liêu trai của Bồ Tùng Linh tiên sinh. Phạm Phong Dinh đă đem được lối hành văn huyễn hoặc thời xưa cũ của thời Sài G̣n – Chợ Lớn thuở c̣n nhiều vùng đất hoang vu, kết hợp với phong thái hiện đại của những nhân vật chánh sống sau đó đến mấy mươi năm. Tác giả kể chuyện hai người thương binh Việt Nam Cộng Ḥa trú ngụ dưới mái ngôi cổ mộ tiểu thư nhà họ Hứa, mà một trong hai người gặp mối duyên lành do chính hồn ma Hứa tiểu thư tác hợp.

Rất dễ nhận thấy trong cả hai cuốn truyện kinh dị, nhất là cuốn "Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa", không hẳn Phạm Phong Dinh chỉ đơn thuần sáng tác truyện ma để cho độc giả giải trí trong một vài thời khắc, mà anh c̣n đưa vào những đoạn biên khảo, những t́m ṭi có liên quan đến cốt truyện để mở rộng kiến thức với độc giả. Như trong truyện "Cầu Cơ", tác giả đă mày ṃ nhờ những người bạn t́m giúp bài thơ "Cầu Hồn", để những người cầu cơ đọc lên trong những buổi cầu vong ma hiện lên. Bài thơ này thất lạc, hay bị quên lăng ká lâu, thật may mắn, một người bạn đă t́m thấy nó trên Internet. Truyện "Cầu Cơ" hé lộ một chi tiết khá là rùng rợn, tôi không nghĩ là có thật, v́ chưa từng nghe hoặc chưa từng thấy : Những người cầu cơ yếu bóng vía rất dễ bị những vong hồn dữ dằn nhập vào bắt mất linh hồn.

H́nh ảnh người lính thân thương của chúng ta ngày nào, một dáng oai hùng trên các vùng chiến thuật, vẫn c̣n được nhà văn của lính này lưu luyến, trong nỗi cảm xúc dạt dào đưa vào truyện "Chuyến Xe Đ̣ Chiều Ba Mươi Tết", trong đó tác giả diễn tả hoàn cảnh nghèn nàn đến năo ḷng của một quả phụ dắt và ẳm hai đứa con nhỏ vào Sài G̣n nhận xác chồng, để bị một tai nạn bất ngờ, cả ba mẹ con đều chết nát thây ở khu vực Rừng Lá trên con đường từ Sài G̣n về Phan Thiết. Nghèo quá, người quả phụ không thể đem chồng về quê an táng, chị đành gạt nước mắt nhờ quân đội cho chồng được nằm trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa : “... Để cho có anh em với nhau”.

Hẳn quư vị độc giả trong hạng tuổi trung niên đến lăo niên đă từng một thời say mê những truyện kinh dị đường rừng của Lan Khai, Tchya Đái Đức Tuấn thời tiền chiến (tức trước năm 1945), là những nhà văn nổi tiếng ở miền Bắc, của Hoàng Ly, Huỳnh Liên những năm 1970 trên những nhật báo miền Nam. Bẵng đi mấy mươi năm, những tưởng thể loại đường rừng đă bị mai một, nhưng tôi đă ngạc nhiên, thích thú t́m thấy hai truyện ngắn "Ma Hời" và "Đường Lên Xứ Thái" trong tập truyện của Phạm Phong Dinh. Tác giả đă đưa độc giả vào thế giới kỳ ảo của rừng xanh, quyện cùng với những hồn ma những nàng trinh nữ xinh đẹp tuyệt trần. Khi viết truyện đường rừng th́ chắc chắn các tác giả thế nào cũng đưa vào những chuyện t́nh yêu đẹp như những gịng suối nước trong, hay những con thác trắng xóa ghềnh đá giữa trời xanh mây trắng. Phạm Phong Dinh cũng thế, anh đă dẫn dắt chúng ta vào một cánh rừng đầy hoa mai vàng trên đất miền Trung, những chàng trai Kinh đi qua những bản làng có những cái cḥi của những bầy ma xó. Cuối cùng là mối t́nh huyền diệu giữa những trinh nữ Ma Hời của dân tộc Chiêm Thành với các chàng trai Việt. Vẫn với chuyện t́nh yêu giữa hai thế giới âm và dương, Phạm Phong Dinh đưa chúng ta đi xa hơn nữa trên con đường lên xứ Thái măi tận miền thượng du tỉnh Lai Châu. Đoàn thám hiểm địa chất hỗn hợp Việt – Pháp đă đi vào vùng biên giới Việt – Lào hẻo lánh, tao ngộ với những con ma xó trong những chiếc ḥm treo trong rừng, những đoàn thiếu nữ Thái xinh như tiên khỏa thân bên một con thác lớn. Tôi muốn kể nhiều hơn, nhưng đă là truyện đường rừng th́ chính độc giả nên tự ḿnh khám phá, sẽ thấy thích thú hơn.

Trang cuối cùng của tập truyện đă xếp lại từ lâu, mà tôi vẫn c̣n bồi hồi ray rứt v́ những câu chuyện t́nh chia phôi đầy nước mắt giữa hai thế giới thực thể và siêu h́nh, giữa chốn dương trần và cơi âm ty, hay giữa người và ma. Tôi lưu luyến muốn hồn ḿnh phiêu lăng t́m lại trong đó những dấu hiệu cho thấy sẽ có cuộc tương phùng. Nhưng mà thôi, cứ để cho những nhân vật ấy sống măi với những kỷ niệm đẹp đẽ, nồng nàn vẫn là hơn. Những độc giả thích truyện ma với những khung cảnh rùng rợn, những t́nh tiết éo le, những cuộc t́nh âm dương trắc trở, có thể tin tưởng rằng, tập truyện "Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa" của Phạm Phong Dinh sẽ đáp ứng được phần lớn, với cách sắp xếp bố cục rất chặt chẽ của từng truyện. Một tác phẩm rất đáng đọc và đáng được nằm trong tủ sách mọi gia đ́nh.

Sách tŕnh bày trang nhă, b́a trước h́nh vẽ một mỹ nhân bên ngôi cổ mộ, b́a sau là h́nh và tiểu sử tác giả. Sách dầy hơn 320 trang gồm 7 truyện ngắn như đă bàn phần trên, đề giá (gồm cả cước phí): Hoa Kỳ: 15 mỹ kim – Canada: 15 gia kim. Châu Âu: 20 euro (gởi máy bay) – Úc châu: 20 úc kim (gởi máy bay). Tác giả tự phát hành. Mọi chi tiết hay đặt mua sách, xin hăy liên lạc về:

Pham, Thoai
914 Ashburn Street
Winnipeg, MB. R3G 3C9. Canada.
Phone: (204) 775 8914. E- Mail : kpham@mts.net 

Xin giới thiệu tác phẩm "Ngôi Cổ Mộ Nhà Họ Hứa" của Phạm Phong Dinh đến cùng quư văn thi hữu cùng quư bạn độc giả khắp nơi.

Việt Hải Los Angeles