Húy-Nhật của cố TT Ngô-Đ́nh-Diệm   

 

Hà Nhân

 

Vào ngày Chủ Nhật 3/11/2002 , tại San Joe có một lễ tưởng niệm cố Tổng Thống VNCH Ngô Đ́nh Diệm do một số nhân sĩ tổ chức. Đây là một cuộc lễ khiến nhiều người Việt đứng tuổi trở lên nhớ lại một nhân vật đă ghi lại những nét sâu đậm trong lịch sử Việt Nam . Tên tuổi của ông cũng được nhắc đến ở những ḍng đậm nét không kém trong lịch sử Hoa Kỳ.

 

Nhân dịp này, xin có một số nhận định để đóng góp với hàng ngàn nhận định của hàng trăm người cầm bút khác về nhân vật Ngô Đ́nh Diệm mà tuổi tác ở vào hàng cha chú của ḿnh. Cũng xin nói ngay rằng người viết bài này nguyên đứng trong hàng ngũ những người chống đối chế độ Ngô Đ́nh Diệm cho đến tháng 11 năm 1963.

 

Về bản thân cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, đă có nhiều người viết và b́nh luận. Trong phạm vi bài báo này, chỉ xin đóng góp một số nhận định thật khách quan về những vấn đề ít được lưu tâm hoặc bị coi nhẹ.

 

Trước hết dù ở phe nào trong các khuynh hướng chống CSVN, ai cũng phải công nhận rằng ông Diệm là người yêu nước ít hay nhiều.  Sau khi ông Diệm bị sát hại trong biến cố 1/11/1963 không lâu, để trả lời kư giả Chappard của tờ báo tiếng Pháp L'Express hỏi về ông Diệm, ông Hồ Chí Minh đă nói rằng ông Diệm là một người yêu nước, theo cách của ông ấy (nếu đúng theo kư ức: "Il est un patriote, à sa manière").

 

Cho đến nay, không ai phủ nhận sự thực hiển nhiên nàỵ.  Ông đă chống lại việc đưa các đơn vị tác chiến Lục Quân Hoa Kỳ vào Việt Nam . Một chi tiết trong việc này ít người ghi nhận. Đó là trước khi nổ ra vụ phản kháng của Phật Giáo, ông đă chỉ thị cho các cấp quân sự và hành chánh phải nêu rơ lập trường trong các cuộc hội họp với phía Mỹ, rằng VNCH không chấp nhận đưa cố vấn Hoa Kỳ xuống tới cấp quận và cấp tiểu đoàn bộ binh.

 

Ngoài ra, theo những tiết lộ đă được nhiều người xác nhận, th́ ông Diệm thường có những hành động thị-uy đối với đại sứ Mỹ, như cố t́nh làm ra vẻ bận rộn để bắt vị đại sứ này chờ đợi hàng nửa giờ khi có hẹn tiếp kiến.

 

Có người cho rằng ông gàn dở, không biết nhượng bộ Mỹ ở những chỗ không thể không nhường bước. Nhưng thiết tuởng cũng nên thông cảm cho ông Diệm v́ tính nết ông vốn tự phụ, coi ḿnh là "phụ mẫu của dân," chỉ ở dưới Chúa mà thôị.  Ông sinh ra và dược giáo dục trong gia đ́nh quan lại, sau cũng làm quan khi tuổi c̣n trẻ.  Cộng với ḷng yêu nước có khi đến độ cực đoan, dù ông có thái độ dến mức kiêu căng cũng là điều dễ thông cảm.

 

Tâm trạng ấy cũng khiến ông có thái độ kẻ cả trong cách cư xử với ông Hồ Chí Minh và các nhân vật cùng thời. Ông Diệm vốn không coi trọng ông Hồ. Nghe nói ông Diệm từ chối không phúc đáp thơ hỏi thăm xă giao của ông Hồ.  Nhưng ông lại không cho phép bươi xấu đời tư của ông Hồ để đáp lại những lời lẽ mạ lị, vu khống, sàm báng đời tư của ông do guồng máy tuyên truyền của Hà Nội tung ra.

 

Ở điểm này, ông Diệm hành động đúng trên cương vị kẻ sĩ, của một quân tử Á Đông, một gentleman phương Tây, trọng vương đạo và khí tiết. Nhưng nhiều người cho rằng ông gàn dở, đi với ma mà cứ mặc áo cà sa.

 

Ngoài ḷng yêu nước, ông Diệm c̣n là người đạo đức.

Đối với cụ thân sinh ra ông, ông rất hiếu thảo. Nhiều người cho rằng cũng v́ quá trọng gia đ́nh, ông bị đức Tổng Giám Mục Ngô Đ́nh Thục chi phối quá đáng trong khi ông không nghe lời ông Nhu trong một số  những việc nên nghe theo.

 

Điều chắc chắn là ông không tham nhũng, rất thận trọng khi chi tiêu công qũy. Nhưng ông không ngăn cấm triệt để được nạn tham nhũng, tuy rằng nạn tham nhũng hồi ấy không bằng một phần 1/100 so với dưới trào cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và 1/1000 so với dưới chế độ CSVN hiện naỵ Ông c̣n có đức can đảm, tỏ rơ khi bị ám sát hụt ở Ban Mê Thuột năm 1957 và vụ ném bom dinh Độc Lập năm 1962.

 

Theo ông NCĐ, (có lẽ tên ông này là Nguyễn-Cao-Đàm, vị thủ khoa K14/TVBQGVN) một trong 4 sĩ quan tùy viên của ông Diệm, ước vọng của ông Diệm là sau 2 nhiệm kỳ ông sẽ về ở một căn nhà khiêm nhường ở Huế mà ông muốn NCĐ sẽ thực hiện giúp ông.

 

Thành công và lỗi lầm của vị cố tổng thống họ Ngô cũng có nhiều điều đáng kể.  Tùy theo từng người phán xét, ông có thể được xưng tụng như một anh hùng hay bị chê trách là một nhà độc tài.  Ông là nhà hành chánh xuất sắc, một nhà lănh đạo có khả năng hiểu biết rộng về kinh tế.  Nhưng ông không thể là một nhà cách mạng trong một  nước cần có một cuộc cách mạng dù không phải là cách mạng đổ máu nhiều như chuyên chính vô sản.

 

Ông Diệm cũng không phải là một nhà chính trị mưu lược đầy ḿnh. Ông không thể đối phó với những mưu tính lắt léo trên chính truờng nhất là chính trường quốc tế.

 

Ông không muốn dân chủ hóa nhất là ở hạ tầng cơ sở như nhiều người kể cả ông Nhu khuyến cáo mà chủ trương một chế độ nửa quân chủ trong đó ông là vua, là minh quân có các trung thần pḥ tá.  V́ thế không thể chối căi rằng ông có bản chất phong kiến và độc-đoán.

 

Ông không giỏi về tuyên truyền, không có tài ăn nói quyến rũ như nhiều nguyên thủ quốc gia khác nhất là không tự đề cao ḿnh bằng những mánh lới hèn hạ xảo quyệt. Mỗi khi ông ban huấn từ ứng khẩu không soạn trước th́ kẻ nào có trách nhiệm ghi chép có lớp lang hay tóm tắt huấn từ để phổ biến sẽ là người khốn khổ nhất trần gian.

 

Tuy nhiên lối tuyên truyền của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm với những tấm biểu ngữ "Ngô Tổng Thống Muôn Năm," hay "Đời Đời Nhớ Ơn Ngô Tổng Thống" không chinh phục được đa số quần chúng tán thành mà c̣n làm cho giới trẻ cấp tiến bất b́nh. Họ đă chán ghét những khẩu hiệu "Hồ Chủ Tịch Muôn Năm," hay "Chủ Tịch HCM Vĩ Đại Sống Măi Trong Sự Nghiệp Của Chúng Ta." nên không muốn thấy những câu xu nịnh rẻ tiền ấy xuất hiện ở Việt Nam Tự Do nữa.

 

Không dùng vũ khí tuyên truyền một cách khoa học, tinh vi, và hữu hiệu để chiến thắng cuộc chiến tranh ư thức hệ, đó là điều đă gây ra cái chết của ông và ông Nhu và là yếu tố chính trong sự sụp đổ của VNCH năm 1975.

 

Ông Diệm có lẽ không có bao nhiêu kiến thức và tài lănh đạo quân sự nên ông để một số những vị tư lệnh bất tài quậy phá rường mối của quân đội. Ông chú trọng đến việc sĩ quan phải trau dồi kiến thức văn hóa, nhưng rất khắt khe trong việc cho thăng cấp. Thời 1955 đến 1961, đi đâu cũng thấy toàn là trung úy: Đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trưởng pḥng... Một trung úy chỉ huy hai ba trung úy khác là chuyện thường.

 

Về chính trị, việc cố tổng thống họ Ngô phong cho hai em làm cố vấn chính trị khiến ông mất nhiều uy tín và tiếng tăm, đành rằng ông Nhu là người có tài và mưu trí. Ông Nhu và bà Nhu cùng ông Cẩn là mục tiêu và đề tài cho đối phương phản tuyên truyền ông Diệm. Nhưng đặt vào địa vị ông Diệm, ai trong chúng ta dám quả quyết sẽ hành động khôn khéo hơn?

 

Ông Diệm có cái oai trong cặp mắt. Quan sát kỹ các cuộc tiếp xúc, người ta dễ nhận thấy ít viên chức quân sự hay dân sự nào dám nh́n thẳng vào mắt ông một lúc lâu. Dường như chỉ có hai người ăn nói dơng dạc trước ông Diệm với cử chỉ hiên ngang không hề khúm núm là ông Vũ Văn Mẫu và Thống Tướng Lê Văn Tỵ theo nhiều người làm trong dinh Độc Lập hồi ấy cho biết.

 

Ông ưa đi thăm dân và lính, nhưng ông không biết rơ quân sĩ bảo vệ an ninh khó nhọc chừng nào để cho một số lính và dân ít hơn được ông thăm viếng. Có lần ông bất ngờ đ̣i đi thăm một quận không định trước, báo hại quan quân chạy thục mạng đi mở đường. Chắc không ai tŕnh ông biết v́ ư muốn bất thường của ông mà một sĩ quan trong lực lượng an ninh chết v́ xe lật.

 

Muốn xác định chỗ đứng của ông Diệm trong lịch sử, cách khá tốt là so sánh ông với ông Hồ.

 

Ông Diệm có đạo đức hơn hẳn ông Hồ về mặt cá nhân cũng như trong ngôi vị nguyên thủ.  Ông Diệm thực sự độc thân nhịn thèm, trong khi ông Hồ làm bộ không có vợ nhưng chơi xả láng. Ông Diệm vướng mắc t́nh anh em, c̣n ông Hồ từ bỏ hết cả chị lẫn anh ruột. Ḷng yêu nước của ông Diệm bộc trực, c̣n ông Hồ tỏ rơ chỉ dùng hai chữ yêu nuớc để gầy dựng danh vọng cá nhân bằng chủ nghĩa Cộng Sản. Ông Hồ ăn nói giỏi, có tài bịp người, nặng phần tŕnh diễn, hay đóng kịch và dễ khóc; ông Diệm là diễn giả và diễn viên rất dở.

Về mưu mẹo và đức kiên tŕ th́ ông Hồ khôn ngoan, giảo hoạt, chai ĺ hơn hẳn ông Diệm. Về bản chất, ông Hồ sẵn sàng tàn sát đối lập mạnh tay hơn ông Diệm. Ông Diệm gàn bướng, không dễ chịu nhục để đạt mục tiêu lâu dài. Ông Hồ nếu cần là làm ngay những việc như thế.

 

Đó là một số nhận định về cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nhân húy nhật 2 tháng 11 của ông.

 

Dù công tội của ông bên nào nặng hơn, thiết tưởng cũng đă đến lúc có một quan điểm rộng lượng hơn giữa những người chiến hữu trong mặt trận chung chống CSVN.

 

Có thể đời sau sẽ phán xét thế này hay thế khác.

Nhưng trong lúc này, với những ǵ ghi nhận được, chúng ta cũng nên dành một nén nhang cầu nguyện cho vị cố Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam ở vị trí của ông, ít nhất là như một nhà yêu nước nhiệt thành, một nhân vật ái quốc gương mẫu có đạo đức, có sĩ khí và can đảm.