Những đứa bé ghét Việt Cộng!

 

Trong ngày Thứ Bảy tuần qua, tôi được người bạn rủ tuần sau đi hạ cờ Việt Cộng tại một trường trung học ở thành phố Ipswich và còn đề nghị tôi mang theo máy ảnh. Tưởng hạ cờ ở một gian hàng của VC hay ở cơ quan chính quyền treo để đón tiếp phái đoàn VC thì có vẽ chua, chứ ở trường học thì chắc không có gì phải rắc rối cả. Chỉ có một trở ngại làm tôi lo là vùng Ipswich là hang ổ của sự kỳ thị và người Việt sinh sống nơi đó cũng chả là baọ Việc điều đình để hạ cái cờ quái ác đó chưa chắc là thành công. Để có số đông, tôi rủ thêm vài người bạn, nhưng khổ nỗi tôi rủ nhằm những nguời bạn đều phải đi làm cả. Ngay cả đồng minh thân cận nhất và hăng hái nhất là vợ tôi cũng phải vắng mặt vì bị bịnh suốt mấy ngày qua.

 

Thế rồi một tuần qua mau. Sáng ngày Thứ Sáu 6. 9. 2002, tôi dự bị máy ảnh và đến chỗ hẹn hẹn trước. Đã gần đến giờ kéo nhau đến trường học mà số người tham dự chỉ hơn hai mươi người. Một con số quá khiêm nhường. Thôi thì có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Người nào cũng có hoàn cảnh riêng mình cả. Thời buổi kinh tế xuống dốc như hiện nay, phải giữ nồi cơm trước. Chả trách được ai cả.

Chúng tôi phải lái xe bám sát người hướng dẫn. Vì giờ này là giờ làm việc, xe cộ đông đúc quá. Lạc nhaụ kể như phải về. Nơi tôi đến là Bundamba, cách thành phố Brisbane khoảng hơn 20 cây số và cách vùng Inala, nơi tôi cư ngu khoảng hơn 10 cây số.

 

Ở một xứ dùng xe hơi làm phương tiện di chuyển thì với con số đó không là bao, nhưng Bundumba đối với tôi rất là xa lạ. Suốt thời gian dài ở Queensland, tôi có đi thành phố Ipswich nhiều lần dĩ nhiên là phải đi ngang Bundamba rồi, nhưng tôi có chú ý đâu. Bây giờ, nghe đến tên đó tôi đâm ra lúng túng. Tôi cứ ngỡ là một nơi nào xa xôi lắm.

 

Mục đích chúng tôi đến là một trường trung học có tên là Bundamba Secondary College, một trường công lập, nam nữ học chung. Khi đến nơi, tôi mới thấy một chút an tâm vì số người tham dự không như tôi biết lúc khởi hành. Thì ra những vị tham dự đã biết nơi này và đã đến trước. Ừ, ít ra cũng phải có con số tương đối như vậy chứ. Tôi nhận ra ngoài đồng hương, hầu như các thành viên trong Ủy Ban Bảo Vệ Quốc Ký VNCH có mặt. Dĩ nhiên là có ông Nguyễn Ngọc Dung, trưởng ủy ban rồị Tôi biết chắc thế nào cũng có ông, vì tối ngày hôm qua ông gọi điện thoại nhắc nhở tôi, ông biết tôi cũng bị bịnh ông hứa đưa thuốc cho tôi, một loại thuốc mà ông cho là rất công hiệụ Tôi biết ông hứa mang thuốc cho tôi vì ngại tôi vắng mặt. Trước đây tôi và ông luôn luôn sát cánh trong những công việc như thế nàỵ Chưa khi nào tôi đi một mình hay trái lạị

 

Chúng tôi được hai bé gái Việt Nam hướng dẫn đến một hội trường lớn. Sau này tôi mới biết hai bé gái đó là nhân vật chánh trong cuộc hạ cờ máu VC mà chúng tôi đến tham dự. Hai bé là chị em ruột. Chị tên là Rosanne Huỳnh và em là Sarah Huỳnh con của ông bà Huỳnh Văn Dự một cựu sĩ quan Hải Quan VNCH. Ông bà Dự tôi biết nhiều năm trước đó. Nhưng vì lý do gì đó chúng tôi không gặp nhau nữa. Cách đây không lâu, nhân cuộc họp mặt để thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Quốc Kỳ VNCH, tôi mới gặp lại ông. Những đứa con của ông đều học trường Bundamba Secondary Collegẹ Thế nhưng cái cờ máu của VC hiện diện ở trong hội trường này thương xuyên, ông hay những phụ huynh VN khác không hề hay biết. Theo con ông thì đã hơn một năm rồi và chính ông chỉ biết hơn tháng qua.

 

Tôi không ngạc nhiên là cái cờ máu quái ác đó hiện diện suốt hơn năm qua mà các bé không hề hé môi hay hay tỏ một thái độ gì với cha mẹ chúng. Với tuổi của bé, tôi biết chắc là bé được sinh trưởng tại Úc. Mọi biến động chính trị có dính líu tới Việt Nam thì chắc chắn bé chưa từng trải qua hay ít ra cha mẹ bé chưa muốn tuổi thơ của bé phải bận rộn tới những vấn đề phức tạp đó?

 

Cục diện đã thay đổi, khi hơn tháng trước đây, ông bà Huỳnh Văn Dự đã biết được cờ máu quái ác của VC đã hiện diện trong hội trường từ lâu. Ông bà nhất quyết phải triệt hạ nó xuống. Dĩ nhiên sự triệt hạ này hoàn toàn khác hẵn những lần triệt hạ cờ máu do chính VC treo. Cuộc triệt hạ này phải tế nhị và dùng tình cảm mới hy vọng thành công.

 

Ông bà Huỳnh Văn Dự đã thành công và thành công ngoài sự ước tính của ông bà. Trước đây, tôi có đi hạ cờ VC ở Valley, một vùng còn gọi là China Town. Sát nách với thành phố Brisbane. Người chủ lá cờ máu VC ở Valley là chủ một dãy tiệm. Ông ta treo cờ máu VC chỉ mục đích là phô trương nơi đấy là nơi hiện diện của người Á Châu. Chứ không có một ác ý nào. Chúng tôi đến gặp ông ta giải thích tự sự và nhận sự thông cảm dễ dàng từ ông. Công việc chúng tôi làm là hạ cờ máu VC xuống và điền vào đó là cờ vàng ba sọc đỏ. Chuyện đơn giản như vậy mà chúng tôi lại cho là thành công rồi. Đàng này thì lại khác hơn nữa. Ông hiệu trưởng không những thông cảm mà còn dàn xếp cho ông bà Huỳnh Văn Dự một nghi lễ mà suốt nhiều năm lưu vong tôi chưa từng chứng kiến. Sự chứng kiến này tôi phải ghi ra đâỵ

 

Trở lại hai bé Rosanne Huỳnh và Sarah Huỳnh, hai bé hướng dẫn chúng tôi vào hội trường thì trong đó có một số học sinh đã lần lượt vào. Tôi hơi thắc mắc là hai bé không mặc đồng phục bình thường như chúng bạn mà mặc đồng phục thể thao. Sau được biết là sau buổi lễ này hai bé phải nhanh chóng đến một vận động trường ở Ipswich để dự tranh vài môn chạỵ

 

Hai bé chỉ cho chúng tôi cái cờ máu được treo trên tường. Đây không phải lần đầu tiên trong quãng đời lưu vong của tôi mới thấy lại cái cờ máu này. Nhưng mỗi khi thấy nó thì tôi cảm thất uất nghẹn. Những hình ảnh man rợ của lũ VC, những hình ảnh đau khổ của đồng hương, của gia đình tôi do VC gây nên từ trong trí óc tôi cuồn cuộn tuôn ra đã làm tôi sôi mắu. Tôi cầm máy chụp hình đưa lên chụp. Cái máy hình không nặng mà làm tay tôi run lặp cặp. Chỉ chụp có cái cờ VC mà tôi phải chụp đến 3 lần.

 

Người tiếp chúng tôi đầu tiên là ông hiệu trưởng, ông vui vẻ và nhu mì, ông đến bắt tay từng người và dành cho chúng tôi những lời lễ tốt đẹp. Một điều dinh dự cho chúng tôi là chúng tôi được mời ngồi những hàng ghế đầu. Xong đâu đó, ông bàn thảo một vài nghi lễ với hai bé Rosanne Huỳnh, Sarah Huỳnh và bố mẹ hai cháu cùng ông Huỳnh Bá Phụng. Sự hoài nghi sự kỳ thị của tôi đã tan biến đi lúc nào không rõ trái lại, tôi đã dành cho ông một sự cảm mến chân thành.

 

Buổi lễ hôm nay là một buổi lễ thường kỳ của trường. Theo tôi hỏi, thông thường thì trong buổi lễ như thế này, nhà trường báo cáo sinh hoạt trong thời gian qua và tuyên dương thành tích xuất sắc của các học trò. Hôm nay thì có một muc khác. Một mục mà có lẽ từ trước tới giờ trường chưa bao giờ có: Một bé gái VN nói về cái biểu tượng của mình, đó là cờ VNCH. Trên sân khấu, hai bé được xếp ngồi ngay dãy đầu cạnh ông hiệu trưởng. Hai bé nghiêm chỉnh với ánh mắt đầy tự tin. Riêng bé Rosanne Huỳnh thì ôm cái cờ thân yêu của mình.

 

 

Sau những những nghi lễ thường lệ như chào cờ giới thiệu v.v... chương trình được tuần tự như những buổi lễ thường kỳ, rồi đến mục chánh ngày hôm nay là bé Rosanne trình bày về cái biểu tượng của bé. Bé quả bé bỏng quá. Bé đến bục thuyết trình từ dưới nhìn lên chỉ thấy có cái đầu. Tôi phải di chuyển sang bên hông mới chụp được hình của bé được. Những cách trình bày của bé tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi không ngạc nhiên về nội dung bé trình bàỵ Vì tôi tin rằng, từ khi bố mẹ bé biết được sự hiện diện cớ máu VC tại trường này, bố mẹ bé đã cho bé biết thế nào trong cuộc sống lưu vong của gia đình, của hơn hai triệu đồng hương sống rải rác trên thế giới tự do. Có thể bé cũng được bố mẹ cho biết những cuộc tắm máu hay đòn thù mà VC đã và đang trút lên đầu những người như bố mẹ bé cũng như những đồng hương vô tội mà cái cờ máu đang hiện diện ở trường đó là biểu tượng? Có thể bé cũng được bố mẹ cho biết cuộc sống của gia đình bé cũng như đồng hương trước năm 1975 như thế nào và cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho những gì, cho nên bé mới quyết định lên diễn đàn ngày hôm naỷ Một ngày trọng đại trong tuổi đang lớn của bé. Tôi ngạc nhiên nhiên là thái độ và lối ăn nói của bé. Bé không tỏ ra một chút lúng túng trước một lượng người đông đảo, không một chút ngập ngừng khi hài tội VC. Bé đã nhận ra tội ác của VC do bố mẹ bé hướng dẫn? Bé đã nhận thấy đâu là biểu tượng thân yêu của mình. Cho nên bé đã nói trôi chảy, hùng hồn nhưng vẫn giữ nét thơ ngây của một đứa bé. Thật vậy, sau khi dứt lời bé cùng Sarah Huỳnh mở tung lá quốc kỳ VNCH và nói lớn: "Đây là lá cờ của chúng tôi!". Tức thì cả hội trường vỗ tay hoan hô nồng nhiệt. Để bồi thêm, ông hiệu trưởng đã phụ họa thêm những gì ông nhận thấy và thông cảm. Ôi chao ơi, sao mà xúc động đến thế nàỷ Đây là những giây phút tôi cảm thấy an ủi trong những ngày lưu vong nàỵ Dù rằng an ủi một phần nào thôi.

 

Cuộc lễ thường kỳ của trường chấm dứt. Nhưng lễ hạ cờ máu VC chưa chấm dứt. Tất cả các học trò về lớp học. Ông hiệu trưởng cùng bà giám học ở lại với chúng tôi. Chính ông bà và một vị nào đó trong trường đích thân thu gọn nơi trước cờ máu VC và khệ nệ vác cái thang to tướng để trước cái cờ máu quái ác đó. Người vinh dự hạ cái cờ máu đó là ông Huỳnh Văn Dự. Phải, ông Dự xứng đáng được làm chuyện đó, vì suốt thời gian qua ông đã ấm ức tìm mọi cách phải triệt cho được cái cờ đó. Thì giờ đây, ông được toại nguyện. Tiếp theo là lễ thượng kỳ VNCH. Ông Nguyễn Ngọc Dung đã trao cái cờ VNCH thân yêu cho ông Huỳnh Bá Phụng để treo lại nơi cờ VC bị hạ, mà cả cuộc đời của ông cùng cả triệu chiến hữu cố gìn giữ.

 

Thậm chí, ông bị thương tật nhưng nhất quyết không giải ngũ, để rồi ông phải chui vào nhà tù vì đòn thù của VC hơn chục năm. Cờ VNCH vừa treo xong thì một cuộc chào cờ Úc Việt và phút mặc nỗi lên tức thì với sự nghiêm chỉnh và đồng ca của những người tham dự. Sau đó ông Huỳnh Bá Phụng đã thay mặt đồng hương có mặt cảm tạ ông hiệu trưởng và tặng cho ông một cà vạt có cờ vàng ba sọc đỏ. Cũng chưa hết. Ông hiệu trưởng đã mời tất cả chúng tôi dùng điểm tâm và tâm tình với nhau. Đến đây tôi cảm thấy sự gắng sức của tôi đã cạn. Tôi quá mệt và xin kiếu về sớm.

 

Trên đường lái xe về nhà, hình ảnh của hai bé Rosanne Huỳnh, Sarah Huỳnh và ông hiệu trưởng đã được gợi lại. Hai bé vừa lớn lên trong một xã hội yên bình như thế này mà đã có sự suy tư về sự tàn ác của VC, sự tự do no ấm của một đất nước thanh bình. Thì trái lại, có một số người, đàn anh chị của bé, đã từng sống trong ngục tù cùng với 70 triệu đồng hương, hay ít ra là cha mẹ, bà con đã là nạn nhân của VC, đã từng khai trí chứng minh bởi những tấm bằng to tướng. Thế mà họ không ghét VC. Họ ngang nhiên chà đạp những, nhục mạ công lao những nguời đã từng bỏ thời xuân trẻ, bỏ mạng sống trong đó có cha của bé để bảo vệ họ, để họ giờ đây vinh thân phì da. Họ kết bè kết đảng làm ô danh biểu tượng thiêng liêng của quốc gia. Thậm chí họ còn chối bỏ biểu tượng đó để làm tay sai cho lũ man rơ.

 

Ôi chao ơi, đời sao lại có cảnh trớ trêu như thế này. Đáng lẽ ra cái cảnh lên bục thuyết trình nơi đông đảo người tham dự hầu hết là người khác chủng tộc như bé Rosane Huỳnh vừa làm phải là họ chứ đâu phải để một bé thơ với tuổi ô mai phải làm. Này hai bé họ Huỳnh kia ơị Hai bé hãy nhớ và giữ kỷ niệm này. Hai bé có quyền hãnh diện những gì hai bé vừa làm. Và luôn luôn nhớ và giữ những gì bố mẹ bé đã tôi luyện bé. Đó là những bài học không phải bậc cha mẹ nào cũng đủ khả năng để giáo huấn con cái.

 

Cuối cùng, tôi cảm ơn ông hiệu trưởng trường Bundamba Secondary College đã xóa tan nỗi e ngại khi tôi bước chân vào nơi có những phần tử như Pauline Hanson. Những phần tử này làm cuộc sống mới chúng tôi thêm phần buồn phiền. Tôi cũng cảm ơn ông hiệu trưởng, một người không cùng sắc dân với tôi đã thông cảm và biết rõ nỗi nhọc nhằn dân tộc tôi dưới ách thống trị của ác thú. Ông xứng đáng lá một nhà trí thức.

 

 

Mãnh Xu